BIỂU ĐỒ VÀ CÔNG THỨC TÍNH LỰC CHẤN - (Chi tiết nhất) MÁY CHẤN TÔN

Biểu đồ và công thức tính lực chấn giúp chúng ta dễ dàng tra cứu và tính toán lực chấn khi thực hiện dự án, nhận thầu hay gia công cho khách hàng một cách tự tin cũng như điều chỉnh sản xuất phù hợp yêu cầu đúng tiến độ. Tránh được tình trạng bị động và sự cố đáng tiếc.

1. CÁC QUÁ TRÌNH PHÁT SINH CẦN TÍNH LỰC CHẤN

Trong các ứng dụng máy móc như máy chấn tôn, bẻ tôn, …để sản xuất gia công chấn, uốn các tấm phẳng theo các góc, hình dạng khác nhau và các vật liệu khác nhau như thép, đồng, inox, nhôm, …

Hình ảnh minh hoạ quá trình chấn tôn
Hình ảnh quá trình tính lực chấn tôn

Để gia công chấn các tấm như vậy từ các độ dày khác nhau và các độ dài khác nhau thì vấn đề tính toán xem lực chấn là bao nhiêu? Có đáp ứng với máy chúng ta đang có hay không, để tránh sự quá tải của máy, … Vấn đề tính toán lực chấn này cũng giúp cho chúng ta kiểm tra tính toán dự án, nhận thầu, nhận gia công của các đối tác, khách hàng.

Nếu không tính chính xác và kỹ càng thì sau khi nhận thầu, nhận dự án về tiến hành gia công theo dự án phát hiện máy của chúng ta không đáp ứng được hoặc bị quá tải khi thực hiện, lúc này sẽ phát sinh nhiều vấn đề như phải đầu tư chọn mua thêm máy chấn phù hợp, làm trễ tiến độ và gây ra nhiều thiệt hại khác.

Ví dụ cụ thể: chúng ta đang có máy chấn 135 tấn dài 3 mét nhưng trong dự án có các tấm kích thước dài cũng 3 mét nhưng bề dày thép lên đến 8mm (li) hay 10mm thì khả năng quá tải lực là rất cao. Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần cẩn thận tính toán trước phương án thực hiện, dưới đây chúng tôi sẽ trích phần tra và tính lực chấn để làm rõ hơn.

2. BIỂU ĐỒ VÀ CÔNG THỨC TÍNH LỰC CHẤN

Chúng tôi trích dẫn biểu đồ và công thức tính lực chấn để tính toán chọn máy chấn tôn thuỷ lực có số tấn phù hợp, chấn các tấm theo đúng yêu cầu tải trọng, áp dụng được cho nhiều vật liệu khác nhau như thép, inox, đồng, …kèm theo ví dụ minh hoạ.

2.1 Biểu đồ tra lực chấn.

Biều đồ tra lực chấn máy chấn tôn
Biểu đồ tra lực khi chấn tôn.

Với bảng tra trên có thể thấy rằng khi thực hiện chấn tấm thép thường thì hệ số là 1.0, sang chấn đồng và nhôm thì hệ số khoảng 0.8 (tức là lực chấn sẽ giảm đi vì nhôm và đồng mềm hơn), khi chấn inox thì hệ số tăng lên 1.4 do inox cứng và khó uốn hơn.

Ngoài ra tuỳ theo góc chấn bao nhiêu độ mà chúng ta chọn khuôn chấn V cho phù hợp, các cạnh vai chấn nhỏ nhất ký hiệu B cũng sẽ thay đổi, ví dụ như chấn 30 độ thì cạnh vai tối thiểu sẽ là B*1.6, 90 độ thì là B*1.0, 150 độ thì B*0.7. Góc chấn càng nhỏ thì độ xuống của dao chấn càng sâu và cạnh vai B càng dài và ngược lại (Cần tư vấn thêm khuôn dao và cối máy chấn vui lòng liên hệ cho chúng tôi hỗ trợ)

  • Bản vẽ ký hiệu quá trình chấn của khuôn.
Ký hiệu thông số và mô phỏng khi chấn
Ký hiệu thông số khi chấn.

  • Các ký hiệu trên diễn tả đầy đủ các thông số liên quan khi chấn.

                    S: độ dày tấm cần chấn (mm)

                    V: khoảng rộng rãnh V của khuôn chấn (mm)

                    B: cạnh vai chấn tối thiểu (mm)

                    Ri: Bán kính trong của góc chấn (mm)

2.2 Công thức tính lực chấn:

  • Các thông số liên quan khi chấn.

Ký hiệu các thông số liên quan đến lực chấn
Ký hiệu các thông số liên quan đến lực chấn

  • Công thức tính lực chấn

Công thức tính lực chấn của máy chấn tôn
Công thức tính lực chấn của máy chấn tôn

Trong đó: 
                    F: lực chấn (tấn)
                    1,42: hệ số an toàn 
                    K: độ bền kéo của vật liệu thường là từ 41 đến 46 DaN/mm2 tương đương 410 đến 460 N/mm2 tuỳ theo chất lượng thép (đổi đơn vị 1DaN = 10N)
                    L: chiều dài chấn (mm)
                    S: độ dày của vật liệu cần chấn (mm)
                    V: bề rộng rãnh V (mm)

2.3 Ví dụ minh hoạ tính lực chấn để chọn máy chấn thuỷ lực phù hợp:

  • Ví dụ 1:
Giả sử chúng ta cần chấn (uốn) một tấm thép thường, độ dày 5mm, chiều dài chấn là 3 mét (3000mm) trên máy chấn thuỷ lực. Gá lên cối có độ rộng V là 50mm. Dựa vào công thức ta tính được:
Lực chấn: F = (1,42 x 41 x 3000 x 5 x 5) / (1000 x 50) = 87,33 tấn (với chiều dài 3 mét). Đối chiếu lại với biểu đồ tra lực chấn ở trên ta thấy lực chấn cần cho mỗi mét, với độ dày 5mm là 290 kN/m đổi sang thành 29 tấn (đổi đơn vị: 1 tấn = 10kN, 100kN = 10 Tấn).
Tính lực và so sánh để chọn máy chấn.
Tính lực và so sánh để chọn máy chấn phù hợp.

Ở đây có một ít chênh lệch (29 x 3 = 87 tấn lệch khoảng 0,33 tấn) bởi vì tuỳ theo mỗi bảng tra mỗi công thức họ lấy hệ số an toàn và chỉ số độ bền kéo khác nhau (từ 40 đến 46 DaN/mm2 ) nên sẽ có sự sai số như vậy hoặc lớn hơn khoảng vài tấn (các khung đánh dấu màu xanh). Tuy nhiên sai số này cũng nhỏ và khi chọn số tấn theo máy ta chọn lớn hơn một xíu sẽ ổn.
Trường hợp này chúng ta gia công tấm thép dày 5mm dài 3 mét và Rãnh V 50mm thì cần chọn máy chấn có số tấn là 100 tấn thì hợp lý.
  • Ví dụ 2:
Cũng lấy như ví dụ 1 tuy nhiên lần này giả sử sản phẩm của khách hàng cần gia công chấn có bán kính cung chấn bên trong Ri nhỏ hơn (khoảng 4.4 đến 4.5mm) hoặc cạnh vai chấn B của sản phẩm chỉ có 21mm, lúc này chúng ta phải chọn Rãnh V nhỏ hơn để sau khi chấn bán kính R trong được nhỏ hoặc cạnh chấn B không bị trượt vào. Cụ thể chúng ta sẽ chọn V = 32mm.
Lúc này lực chấn sẽ là: F = (1,42 x 41 x 3000 x 5 x 5) / (1000 x 32) = 137 tấn (đây là lực chấn tối thiểu cần có khi chấn 3 mét vì chúng ta đang chọn hệ số độ bền kéo của thép nhỏ nhất K = 41). Tra theo bảng thì lực chấn cần cho mỗi mét tương ứng (khung tô màu đỏ) 540 kN/mm2 = 54 tấn).
Vì vậy trường hợp này chúng ta cần chọn máy chấn tối thiểu là 150 tấn, lớn hơn so với ví dụ 1 vì nhu cầu sản phẩm chấn khác nhau sẽ cho ra lực và số tấn khác nhau.

Nếu các bạn cần thêm các thông tin liên quan cũng như tư vấn về máy hay khuôn chấn vui lòng gọi điện hoặc nhắn tin cho chúng tôi qua: 
  • Số điện thoại + Zalo: 0988589709
  • Email: Sales.hcm@machinetools.com.vn
Tham khảo thêm: